Baggio – Lippi: Mối hận thiên thu của ‘Đuôi ngựa thần thánh’

Sự nghiệp Roberto Baggio đi xuống sau quả luân lưu định mệnh ở World Cup 1994. Nhưng người trực tiếp đày đọa anh sau đó lại là một tượng đài khác của bóng đá Italy: Marcello Lippi.

Hôm ấy là 5/12/2011, tại trụ sở của Liên đoàn bóng đá Italy (FIGC) ở đông nam Florence. Bên trong trụ sở ấy có một bảo tàng bóng đá, và nó được FIGC chọn làm nơi vinh danh những gương mặt tiêu biểu của bóng đá Italy thời hiện đại.

Sáu nhân vật được vinh danh đứng cạnh nhau để chụp ảnh lưu niệm. Người xem rất dễ dàng nhận ra ba cái đầu bóng loáng của Adriano Galliani, Pierluigi Collina và Arrigo Sacchi. Đứng ngoài rìa là Chủ tịch UEFA Michel Platini. Cả bốn đều cười rất tươi, nhưng hai người còn lại thì hơi ngượng ngập. Họ là Marcello Lippi và Roberto Baggio. Đứng rất gần nhau nhưng Lippi và Baggio trông khá lạc lõng giữa một không gian tràn ngập nụ cười và những hoài niệm.

baggio-lippi-moi-han-thien-thu-cua-duoi-ngua-than-thanh
Baggio lạnh lùng khi ngồi cạnh Lippi trong lễ vinh danh các tượng đài Calcio năm 2011.

Một người là cầu thủ được yêu quý nhất nhì trong lịch sử bong da Italy, người còn lại là một trong những HLV vĩ đại. Nhưng sự khác biệt trong tư duy đã đẩy Lippi và Baggio trở thành những kẻ thù bất cộng đái thiên. Vậy thì rốt cục đã có chuyện gì xảy ra giữa hai đại nhân vật này?

Hãy cùng trở lại với mùa hè 1994, thời khắc đen tối nhất cuộc đời Baggio. Mâu thuẫn xảy ra sau khi World Cup trên đất Mỹ khép lại, khi Baggio gặp Lippi ở Juventus. Chàng tiền đạo có gương mặt đẹp như vị thần ấy trở lại Turin trong tư thế của một… thiên thần mắc đọa. Truyền thông Italy vùi dập Baggio không thương tiếc vì quả luân lưu hỏng ăn. “Họ cần một con cừu để trút giận và tôi được chọn,” Baggio chua chát nhớ lại.

Người Italy quên mất rằng nếu không có Baggio, đội tuyển của họ thậm chí đã không thể có mặt ở chung kết. Tính đến trước khi bước đến chấm 11 mét nghiệt ngã, anh chính là cầu thủ hay nhất World Cup năm ấy. Đấy là màn trình diễn thuyết phục nhất của một cá nhân kể từ sau thời Diego Maradona làm nổ tung những cầu trường của Mexico 1986.

Trong số những người “chỉ nhìn vào quả luân lưu mà quên đi những gì trước đó” có Lippi. Được bổ nhiệm thay Giovanni Trapattoni đầu mùa bóng 1994-1995, Lippi đã tuyên bố một câu xanh rờn với Ban lãnh đạo Juventus: “Tôi sẽ giúp đội bóng không còn phụ thuộc vào Baggio nữa”.

Thời gian đầu, Lippi không phải lo âu quá nhiều. Dư chấn tâm lý nặng nề từ World Cup cộng với chấn thương khiến Baggio nghỉ phần lớn mùa bóng đó. Và với sự vươn lên của một chàng trai trẻ có gương mặt cũng đẹp như một pho tượng là Alessandro Del Piero, Lippi đã thành công trong việc chuyển sự yêu mến của các tifosi từ Baggio sang Del Piero.

Sự tỏa sáng của Del Piero đã mang Juve đến sát cú ăn ba. Họ giành scudetto đầu tiên sau chín năm, đánh bại Parma để giành Cup Italy và chỉ thua chính đối thủ này tại chung kết Cúp UEFA. Trong những lần ít ỏi được vào sân, Baggio luôn chơi rất hay. Nhưng chấn thương song hành và chiến dịch “đôn Del Piero – dìm Baggio” của Lippi đã khiến cho “Đuôi ngựa Thần thánh” dần trôi ra khỏi đời sống bóng đá ở Juventus. Khi đội bóng có sự thay đổi lớn nơi Ban lãnh đạo với sự xuất hiện của bộ tam sau này sẽ khuynh đảo làng cầu Italy – Luciano Moggi, Roberto Bettega và Antonio Giraudo – Baggio bị rao bán ở tuổi 28.

Bất chấp những đề nghị hậu hĩnh từ Real Madrid hay Man Utd, Baggio quyết tâm ở lại Italy để chứng minh cho đồng bào của anh thấy rằng họ đã sai. Anh ký với AC Milan. Tại đây, anh có scudetto thứ hai liên tiếp, nhưng tiếp tục phải đón nhận sự ghẻ lạnh với Fabio Capello. Trong hai mùa bóng hậu World Cup 1994, Baggio chỉ còn được Arrigo Sacchi gọi lên đội tuyển vỏn vẹn hai lần. Đã vậy mùa hè 1996, Sacchi còn trở thành HLV trưởng ở Milan. Mùa bóng ấy, Baggio phải nhìn Milan kết thúc Serie A ở vị trí thứ 11 từ trên ghế dự bị.

Các CLB hàng đầu châu Âu lại xếp hàng để “giải cứu” Baggio. Nhưng ý chí của một chàng trai vừa lãng mạn, vừa kiên cường khiến anh một lần nữa nói không để ở lại Italy. Bóng đá ngày ấy hãy còn… cục bộ, Serie A hãy còn là giải đấu số một, và nếu một cầu thủ Italy rời khỏi quốc gia, anh ta đừng mong khoác áo đội tuyển. Mà Baggio sống chết gì cũng phải dự World Cup 1998 để lấy lại niềm tự hào và sự uy nghiêm đã mất.

->>Link xem bong da truc tuyen K+

baggio-lippi-moi-han-thien-thu-cua-duoi-ngua-than-thanh-1
Lippi (phải) đã làm mọi cách có thể để gạt Baggio khỏi Juventus.

Sau khi bị Carlo Ancelotti hủy hợp đồng chuyển sang Parma vào phút chót, một quyết định mà sau này HLV tài danh này thừa nhận là ông thấy hối hận, Baggio gia nhập Bologna. Được trọng dụng, anh chơi một trong những mùa bóng hay nhất sự nghiệp và lấy suất đến Pháp dự World Cup 1998. Ở đó, Baggio chơi hay và phần nào lấy lại hình ảnh của một người hùng Italy. Kết thúc giải, anh ký hợp đồng với Inter. Ở tuổi 31, Baggio biết đấy là bản hợp đồng cuối cùng với một CLB mạnh. Anh quyết dồn mọi tâm huyết cho cuộc phiêu lưu này.

Khốn khổ làm sao cho Baggio, anh chỉ đá được một mùa thì Inter bổ nhiệm… Lippi!

Một trong những yêu cầu bắt buộc của Lippi khi nhận lời cầm quân là Massimo Moratti phải mua Christian Vieri cho ông. Moratti đồng ý, đồng thời kéo Alvaro Recoba trở lại sau thời gian cho mượn rất thành công tại Venezia. Như vậy hàng là Inter đã có hàng công “khủng” nhất trong lịch sử Serie A với Ronaldo, Baggio, Vieri, Ivan Zamorano và Recoba.

Lippi nói chuyện với Baggio, hứa sẽ cho anh thi đấu thường xuyên. Chỉ cần anh chứng tỏ mình xứng đáng hơn Recoba ở vị trí “số 10”, Baggio sẽ đá chính sau lưng cặp tiền đạo Vieri – Ronaldo. Nhưng rất mau chóng, Baggio nhận ra đấy chỉ là những lời chót lưỡi đầu môi.

Trong cuốn tự truyện năm 2001 nhan đề “The goal in the sky” (Khung thành trên bầu trời), Baggio tiết lộ Lippi đã gửi đến anh một lời đề nghị khiếm nhã. Vì muốn biết những nhân vật nào đang giữ vai trò chủ đạo trong phòng thay quần áo để tiện việc quản lý và thanh trừng, Lippi yêu cầu Baggio làm “gián điệp”, ghi lại những gì anh chứng kiến và gửi về cho ông. Kết quả là Baggio, một người luôn đứng về phía đồng nghiệp, đã nói không.

Những gì diễn ra sau đó với Baggio chỉ là một sự ghẻ lạnh, tương tự như cách mà Pep Guardiola đã cư xử với Zlatan Ibrahimovic sau này. Trong một trận đấu tập, Baggio tung ra một đường chuyền tuyệt hảo dài đến 40 mét cho Vieri ghi bàn. Cả Vieri lẫn Christian Panucci đều không kềm được sự thán phục và vỗ tay. Lippi rất tức giận, ông ta gầm lên: “Hai cậu mừng cái quái gì thế? Chúng ta ở đây không phải để khen ngợi ai cả, kể cả khi đấy là Ngài Baggio!”

Baggio viết trong tự truyện: “Ông ấy đã nói những lời lẽ đó với tất cả sự căm thù và nọc độc”.

Mùa bóng mới khởi tranh, Baggio không có trên khán đài lẫn băng ghế dự bị. Lippi ruồng rẫy và xem như anh không tồn tại cho đến tận cuối tháng 9. Khi Serie A nghỉ đông, Baggio – một trong những ngôi sao được mến mộ nhất thế giới bấy giờ – chỉ ra sân trong vỏn vẹn 111 phút. Phóng viên hỏi, Lippi chỉ bảo Baggio không có thể lực tốt. Rồi ông trút nỗi giận từ câu hỏi của phóng viên lên người Baggio. Buổi họp toàn đội sau đó, ông tuyên bố với tất cả là Baggio không đủ khả năng để đứng trong hàng ngũ Inter. Các cầu thủ Inter tất nhiên thừa hiểu vấn đề không phải như thế. Ivan Cordoba không chút giấu diếm sự ngưỡng mộ dành cho Baggio. Anh nói với truyền thông Italy: “Tôi có nói với Baggio rồi, tôi không biết vì sao anh ta không được ra sân, nhưng tôi biết anh ta là thiên tài”.

baggio-lippi-moi-han-thien-thu-cua-duoi-ngua-than-thanh-2
Baggio tiếp tục bị Lippi trù dập ở Inter, chỉ vì không chịu làm gián điệp cho ông trong phòng thay đồ.

Lippi thì tiếp tục không chừa một cơ hội nào để đẩy Baggio vào tận cùng của cực nhục. Baggio luôn thích có một ít xúc xích tiêu vào món salad khi dùng bữa tại căng-tin của sân tập Appiano Gentile. Vậy mà một hôm, người phục vụ cự tuyệt yêu cầu đơn giản ấy. “Xin lỗi, tôi không thể cho cậu món pepperoni nữa, hãy hỏi Trưởng bộ phận y tế”, người phục vụ nói.

Baggio tìm đến bác sĩ Volpi và chỉ nhận được một câu trả lời mà anh đã đoán trước: “Lệnh của Lippi”. Trong phút chốc, Baggio có cảm giác mình đang sinh hoạt trong hải quân, chứ không phải đội bóng nữa. Inter đành phải rao bán Baggio như một món hàng để làm hài lòng Lippi, nhưng một lần nữa Baggio cứng đầu ở lại, anh đâu thể nhận thua khi chưa chiến đấu hết sức.

“Tôi chỉ có thể ra sân khi Lippi không còn sự lựa chọn nào khác,” Baggio viết trong quyển sách. Và rốt cục ngày ấy cũng đến. Ronaldo chấn thương gối, Zamorano cũng không thể ra sân, còn Vieri thì bị treo giò. Và cho dù Lippi đã cẩn thận ký với Adrian Mutu vào tháng 1/2000, tình thế vẫn buộc ông phải tung Baggio vào sân. Đấy là trận đấu với Verona và Inter đang bị dẫn bàn, Lippi trong cơn tuyệt vọng đã phải rút Javier Zanetti ra khỏi sân, và tung Baggio vào.

Ngay lập tức, Baggio kiến tạo cho Recoba gỡ hòa trước khi tự mình nâng ty so bong da truc tuyen lên 2-1. Nỗi vui mừng pha lẫn phẫn nộ khiến Baggio đá tung biển quảng cáo trong pha ăn mừng. Bàn đầu tiên của Baggio trong mùa đã giúp Inter vượt qua một thác ghềnh quan trọng. “Baggio, như chuyện cổ tích” là tiêu đề của tờ La Gazzetta dello Sport. Cũng trên số báo này, Baggio tuyên bố anh… khỏe re, không hề gặp vấn đề về thể lực như “một số kẻ hèn nhát đã tuyên bố”.

Trước sức ép dư luận, Lippi đành phải dùng Baggio trong trận tiếp theo với AS Roma. Một lần nữa anh chơi tuyệt hay. Baggio chọc khe thông minh cho Vieri mở tỷ số trước khi tự mình ghi bàn với một cú bấm bóng tuyệt hảo. Như vậy từ chỗ tuyệt vọng vì các ngôi sao đều chấn thương, Lippi chỉ còn mỗi Baggio để hy vọng cứu lấy mùa bóng thất bát của ông.

Sự trở lại của Baggio đi kèm với giai đoạn thi đấu thành công nhất của Inter mùa ấy. Nhưng vì đã trót tuột lại quá xa, hy vọng lớn nhất của Inter mùa ấy chỉ là một suất dự Champions League. Và họ phải tranh suất ấy thông qua trận play-off với Parma.

Trận đấu với Parma là một minh chứng rõ nét nhất cho thiên tài của Baggio. Phút 35, Inter được hưởng quả đá phạt ở chếch cánh trái. Góc quá hẹp, ai cũng nghĩ Baggio sẽ chuyền, kể cả Gianluigi Buffon của Parma. Vậy mà Baggio cuộn một đường bóng tuyệt hảo vào góc trong sự ngỡ ngàng của tất cả. Mario Stanic gỡ hòa cho Parma, nhưng lại là Baggio đưa Inter vượt lên với một cú sút vô lê ở rìa vòng cấm. Sau này, Buffon kể lại trong sự nghiệp, chưa hôm nào anh thấy mình vô dụng như ngày ấy. Zamorano bồi thêm một bàn nữa để ấn định thắng lợi cho Inter. Từ chỗ là kẻ thù không đội trời chung, Baggio đã cứu chiếc ghế của Lippi với suất dự Champions League.

Trong phòng thay quần áo, tất cả đều cám ơn và chúc mừng Baggio. Lippi cũng bẽn lẽn bước đến, nhưng cánh tay chìa ra của “sói đầu bạc” đã bị làm ngơ, chiếc cầu đã gãy và mãi không thể hàn gắn. Đấy là lần chót Baggio và Lippi đứng gần nhau đến thế cho đến tận lễ vinh danh những tượng đài Calcio hồi 2011 như nêu trên.

Hôm sau, tờ La Gazzetta dello Sport cho Baggio điểm 10/10, một điều cực hiếm (họ chỉ mới cho điểm tuyệt đối vỏn vẹn như thế sáu lần trong lịch sử), gọi màn trình diễn của Baggio là “bằng chứng không thể chối cãi cho đẳng cấp bất tử của Baggio”. Hợp đồng của Inter hết hạn sau năm tuần, anh cũng không được Dino Zoff điền tên vào danh sách dự Euro 2000.

baggio-lippi-moi-han-thien-thu-cua-duoi-ngua-than-thanh-3
Qủa phạt đền hỏng ở World Cup 1994 là một điểm đen trong sự nghiệp của Baggio, nhưng anh có thể thăng hoa trở lại sau đó, nếu không vì số phận run rủi luôn đưa anh đến những đội bóng có khắc tinh Lippi.

Cuộc đời và sự nghiệp của Baggio mãi mãi là một sự mâu thuẫn. Anh theo đạo Phật để tìm bình an trong tâm hồn ở một quốc gia sùng Công giáo. Anh chơi như một nghệ sĩ ở một quốc gia toàn những đấu sĩ phòng ngự. Anh là một trong hai cầu thủ hiếm hoi (sau này là Andrea Pirlo) đá đủ cho ba đội bóng mạnh nhất Italy, và được họ yêu mến như nhau.

Vì những cống hiến không mệt mỏi cho từ thiện, anh được vinh danh giải thưởng đặc biệt vì hòa bình, suốt cuộc đời anh cũng chưa từng miệt thị, chỉ trích hay gay gắt với ai. Anh im lặng đi giữa sự ghẻ lạnh của các HLV quê nhà, vào một thời đại mà các HLV Italy cư xử như những ngôi sao và không thích các cầu thủ tấn công giành mất ánh hào quang của họ.

Sau khi ân tình giữa Baggio và Lippi đứt đoạn trong phòng thay quần áo năm ấy, Inter chờ thêm bảy năm mới có một scudetto. Còn Baggio tiếp tục trở thành thần tượng ở Brescia. Có những người cả đời đi tìm sự an nhiên. Còn Baggio đã có nó từ những năm của thuở 20. Chữ “goal” trong tiếng Anh có nghĩa là khung thành, là mục tiêu, là mục đích. Baggio đặt tên sách của anh là “The goal in the sky”, như một tuyên bố thoát ly khỏi những được mất của đời người.

Roberto Baggio có gương mặt đẹp như Chúa trời, nhưng lại có hồi nhập định như Thích Ca!

->>Đọc báo the thao 24h

"Các thông tin thể thao được chúng tôi gửi tới bạn đọc để nhằm mục đích tham khảo? Chúc các bạn có một ngày mới vui vẻ"