Thủ phạm dội bom vào tỉnh Vân Nam
Theo tin tuc trong ngay mới nhất được Thời báo Hoàn Cầu đăng tải, hôm 8/3, trong cuộc truy quét quân nổi dậy Kokang, tiêm kích MiG-29 của Không quân Myanmar đã dội bom xuống làng Shantouzhai, tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc.
Một người dân địa phương kể lại vụ việc: “Người dân ở ngôi làng đều biết rằng các máy bay chiến đấu đó đến để truy quét các tay súng thuộc Quân đội liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA). Chúng tôi nhìn thấy một vật thể rơi xuống từ một chiếc máy bay đang bay gần hơn với ngôi làng và mọi người bắt đầu chạy”.
Ngay sau đó, vật thể bay được xác định là một quả bom khi nó rơi xuống ngôi nhà của một người dân địa phương tên là Luo. Rất may mắn là không có ai bị thương, tuy nhiên, người dân trong làng đã yêu cầu chính phủ Myanmar phải bồi thường cho tổn thất.
Không giống như Thời báo Hoàn Cầu, trước đó Diplomat đã nghi vấn “thủ phạm” của vụ dội bom này chính là cường kích Q-5 do Trung Quốc sản xuất và bán cho Không quân Myanmar. Để làm rõ ‘thủ phạm’ của cuộc dội bom này, cần có sự lên tiếng chính thức từ phía Myanmar.
Dù không gây thiệt hại về người nhưng cuộc không kích của Myanmar khiến Trung Quốc có phản ứng. Trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ đánh bom trong cuộc họp báo ngày 10/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết:
“Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng đối với phía Myanmar, yêu cầu họ điều tra vụ việc này triệt để càng sớm càng tốt và có biện pháp hiệu quả để đảm bảo rằng sự việc tương tự như vậy sẽ không bao giờ lặp lại”.
Theo tạp chí Military Balance của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), Myanmar hiện có 9 căn cứ Không quân chính là: Myitkyina, Mandalay, Keng Tung, Meiktila, Sittwa, Hamawbi, Mingaladon, Moulmenin, Mergui với dàn chiến đấu cơ đã khá cũ:
32 tiêm kích đa năng MiG-29B và MiG-29SE, 25 tiêm kích đánh chặn J-7M, 21 cường kích Q-5 do Trung Quốc chế tạo và 16 máy bay huấn luyện. Ngoài ra còn có 9 trực thăng tấn công Mi-35 và 90 trực thăng các loại khác.
Lực lượng máy bay vận tải khoảng 20 chiếc các loại gồm: 1 chiếc Cessna Citation (Ce-550), 4 chiếc Cessna 180 Skywagon và khoảng 4 máy bay Fairchild Hiller (FH-227) do Mỹ chế tạo, 3 máy bay Fokker (F-27) do Hà Lan chế tạo, 3 chiếc An-12 của Trung Quốc, 5 chiếc Pilatus PC-6A/B Turbo Porter của Thụy Sỹ, 2 chiếc ATR 72 của Pháp.
Hồi tháng 9/2010, Myanmar quyết định mua 50 máy bay trực thăng tấn công Mi-24 và 2 trực thăng vận tải bọc thép Mi-2 của Nga. Theo hợp đồng, các bộ phận chính của Mi-24 và Mi-2 được chuyển giao cho phía Myanmar để tiến hành lắp ráp tại Meyhtile. Dự kiến sau khi tiếp nhận, những chiếc Mi-24 sẽ được biên chế thành 5 phi đội bố trí tại căn cứ không quân Magway thuộc tỉnh Magway và Ella.
Myanmar đã đặt mua 50 chiếc K-8 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác chế tạo. Các máy bay này sẽ sử dụng vào mục đích huấn luyện, tuy nhiên khi cần thiết sẽ thực hiện nhiệm vụ như máy bay cường kích hạng nhẹ với trang bị pháo hàng không 23mm, bom và tên lửa.
Theo tin tuc trong ngay http://tintuc.vn/tin-tuc-trong-ngay, trung tướng Hein Myat, tư lệnh không quân Myanmar, việc mua các máy bay Mi-24 và Mi-2 của Nga nhằm nâng cấp và hiện đại hóa lực lượng không quân đủ khả năng trấn áp các nhóm nổi dậy có vũ trang, cũng như để thực hiện các chiến dịch truy quét các tổ chức sản xuất, buôn bán ma túy bất hợp pháp