Thi Quốc gia: Thầy giáo "bốc thuốc" chữa bệnh lo lắng cho đồng nghiệp

Có nỗi buồn khổ nào bằng lúc trông thi học trò chưa đọc xong đề đã tô hết hoặc ngơ ngác không biết làm gì cho đến giờ được phép ra khỏi phòng thi?

LTS: Quý vị độc giả đang theo dõi bài viết của thầy Nguyễn Văn Lự – giáo viên Trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Ở bài này, thầy Lự có đưa ra các mô hình, cách thức nhằm ôn luyện tốt nhất cho học trò tham gia thi tốt nghiệp.

Các gợi ý diem chuan này, thực sự có ý nghĩa lớn khi lần đầu tiên chúng ta tổ chức một kỳ thi chung. Nhiều nơi, nhiều thầy cô vẫn còn khá lúng túng, lo lắng…

Bức tranh tổng thể về thi THPT quốc gia 2015 ở tất cả các môn thi của học sinh 12 thật sự làm chúng ta quan ngại.

>> Đón xem diem chuan tuyen sinh lop 10 2015

>> Bạn có thể xem thêm điểm chuẩn đại học mới nhất đầy đủ nhất.

Những mảng màu sáng tối theo vùng miền không đáng lo bằng khoảng cách khá sâu giữa hệ phổ thông và bổ túc, giữa các thí sinh thi ở hai cụm theo mục đích tốt nghiệp và đại học.

Chênh lệch về mặt bằng tri thức và kỹ năng cùng với phương pháp dạy và học xem nhẹ các kỹ năng tư duy độc lập phần nào làm cho việc học và ôn tập càng nan giải.

Phân hóa học sinh trong ôn tập có thể là một trong những giải pháp hiệu quả đang cùng tháo gỡ những lo lắng và hoang mang của thầy và trò lớp 12.

Quan niệm về phân hóa học sinh và dạy học phân hóa học sinh

Ngay khi tuyển sinh, các nhà trường phổ thông đã làm tốt việc phân hóa học sinh theo làn điểm và nguyện vọng nhưng ngay trong mỗi lớp vẫn tồn tại những học sinh ở các mức độ nhận thức khác nhau.

Dù có giáo viên trình độ tốt cho từng lớp chọn hay đại trà, sự khác biệt trong các nhóm học sinh cũng không thể tránh khỏi.

Hiện nay, dạy học theo nhóm hay gọi cách khác là dạy học phân hóa học sinh chưa được nhiều thầy cô hiểu và quan tâm đúng mức.

Chỉ đạo tổ chức kỳ thi chung 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các nhà trường tổ chức ôn tập chu đáo và nhấn mạnh theo nhóm đối tượng.

Không đợi Bộ công bố đề thi minh họa, nhiều đơn vị đã chủ động cho học sinh register thi và có kế hoạch khá bài bản. Đa phần vẫn giữ theo khối thi và các môn tự chọn. Một số trường mạnh dạn chia lại lớp ôn tập theo nguyện vọng tốt nghiệp hay đại học. Việc chia nhóm theo năng lực nhận thức và kỹ năng gần như rất ít lãnh đạo và giáo viên đặt ra.

Ngay khi được biết đề thi minh họa có tính phân hóa khá rõ, nhiều học sinh hoang mang lo lắng trước những hiểu biết mênh mang và kỹ năng mờ mịt của mình.

Cái cần nhất để làm bài là những gì cơ bản, thậm chí, những kỹ năng đơn giản lại lúng túng không nhớ trong khi các tri thức nâng cao học mãi luyện mãi thì rất ít điểm.

Nhớ lại năm 2014, không phải vô cớ nhiều thí sinh đạt thủ khoa lại thuộc những em không có điều kiện học thêm, cũng có nghĩa là chỉ cần vận dụng tốt kiến thức nền cơ bản vững chắc.

Đọc đề bài minh họa 2015, tâm trạng thầy cô không ngỡ ngàng nhưng vừa vui vừa buồn, vừa lo vừa hoảng.

Mải mê nhồi kiến thức và luyện tập theo bộ đề mà ít chú trọng thông tin học sinh thích ứng với dạng đề mới. Loại dần cách làm theo dạng đề có sẵn, theo cách thuộc lòng, nhớ nhiều thuộc nhiều, đề bài năm 2015 tiếp tục buộc thí sinh tự giác, độc lập và sáng tạo vận dụng tri thức và kỹ năng giải quyết vấn đề đặt ra.

Mất cân đối trong quan điểm dạy học hiện nay về kiến thức và kỹ năng làm cho không ít thầy và trò hoang mang, lo lắng.

Người nào nhìn bảng điểm thi chuyên đề hay khảo sát ngẫu nhiên cũng không khỏi giật mình.

Có nỗi buồn khổ nào bằng lúc trông thi học trò chưa đọc xong đề đã tô hết hoặc ngơ ngác không biết làm gì cho đến giờ được phép ra khỏi phòng thi? (Tất nhiên, trừ học sinh lớp chọn và học khá).

Nghịch lý có tri thức nhưng yếu và thiếu kỹ năng và ngược lại có thể tạo ra sự vênh điểm giữa thực tế chất lượng và kết quả trong sổ điểm.

Dạy học phân hóa đối tượng và ôn tập theo nhóm học sinh rất đúng cả về phương pháp và mục tiêu, rất cấp thiết sẽ góp phần khắc phục sự mất cân bằng nghiêm trọng đó.

Giúp các em củng cố và bù lấp những chỗ rỗng về kỹ năng hoặc kiến thức theo nhu cầu từng nhóm học sinh là trách nhiệm cũng là thể hiện tình thương và nhân cách người thầy dám nhận thiếu sót.

Ôn tập phân hóa học sinh như thế nào?

Thay đổi quan điểm và nhận thức

Bắt đầu từ tư duy của lãnh đạo đến thầy cô giáo, quan niệm của phụ huynh và học sinh về ôn thi theo nhóm đối tượng.

Sau khi tuyên truyền, phổ biến chủ trương, cán bộ quản lý kiên trì và quyết liệt điều chuyển học sinh giữa các lớp theo nguyện vọng register và theo trình độ. Đến đầu tháng 4, kết quả học lực và hạnh kiểm gần như không có gì xáo trộn và chương trình chính khóa sắp kết thúc.

Tăng cường quản lý, giám sát việc học và dạy đi đôi với việc bố trí giáo viên theo năng lực chuẩn tăng cường cho từng nhóm học sinh. Tổ chức học theo thời khóa biểu năng động theo tuần.

Điều chỉnh kế hoạch.

Với số giờ ôn tập có hạn, nhà giáo cân đối và điều chỉnh kế hoạch theo nhóm đối tượng. Tùy mục tiêu thi và trình độ để chia lượng kiến thức và kỹ năng.

+ Nhóm học sinh yếu kém dành nhiều để củng cố kiến thức, giúp các em đọc hiểu và nhận diện tránh nhầm lẫn và bỏ qua các bài dễ. Củng cố kỹ năng chuẩn cần có, các thao tác, các thuật toán, cách trình bày diễn đạt… Không cần thầy quá giỏi chuyên môn mà cần thầy cô nhiệt tình, có lòng bao dung, gần gũi thân thiện với trò để tận tình chỉ bảo.

Thầy cô không tạo không khí căng thẳng sẽ giúp học sinh quay lại việc học lâu nay đã bỏ qua. Mục đích làm khơi dậy lòng tự trọng, tính tự giác và xóa dần mặc cảm không muốn học và làm bài.

Các bài ở mức độ nhẹ nhàng, vừa sức; các kiến thức nền ở cấp THCS sẽ trở về trong tâm trí, giúp các em tự tin mỗi lúc viết được câu văn, giải đúng bài toán…

Cố gắng củng cố các kỹ năng suy luận, phán đoán, loại trừ (bài trắc nghiệm); các mẹo tính toán, mẹo nhớ công thức định lý; mẹo tìm nghĩa của từ, mẹo phân tích đề bài, cách hiểu nghĩa của câu thơ; mẹo vẽ đồ thi, biểu bảng…

Sự quan tâm chia sẻ “những gì rất mộc mạc”của thầy bộ môn có thể đưa các trò quay về quỹ đạo cố gắng làm được những bài dễ. Với cánh học trò thích chơi, buông xuôi mặc kệ nhưng vẫn rất lo này, thầy cô tâm lý chiến và chỉ dừng ở mục tiêu đạt yêu cầu.

+ Nhóm học sinh trung bình rất lơ mơ về cả kiến thức và kỹ năng, môn nào cũng biết nhưng lại thiếu tự tin, làm bài trong hoài nghi. Thận trọng củng cố các kiến thức cơ bản từ đó ôn tập các kỹ năng huy động tri thức, trình bày, diễn đạt nhằm từng bước giúp học trò tìm lại niềm tin và chủ động làm bài viết bài.

Có thể ôn tập cho nhóm này bằng cách đáp ứng các câu hỏi, cách vấn đáp sẽ mang lại hiệu quả nhanh nhất. Giải đáp hết các câu hỏi, giải các bài tập đơn giản hay có khi chỉ là các thao tác trình tự nhiều khi quan trọng hơn trang bị kiến thức mới.

Nhóm học sinh trung bình biết học, biết làm bài thường e dè, nhát sợ không dám tin vào chính suy đoán của mình. Làm sao để các em tự tin, bình tĩnh học và làm bài nào chắc chắn bài đó.

+ Nhóm học sinh nhận thức nhanh và diễn đạt trình bày khá tuy rất ý thức học hành lại thường chủ quan và vội vàng hay mắc lỗi về kỹ năng, kỹ thuật.

Dành nhiều thời gian uốn nắn và củng cố các kỹ năng cần thiết hơn khi nền tri thức cơ bản của nhóm thí sinh này đã có. Mục tiêu học đại học nhưng kiến thức môn trái khối làm các em lo lắng.

Thí sinh học khối tự nhiên, rất cần ôn kiến thức Ngữ văn và môn xã hội cần kiến thức môn Toán. Thầy cô cũng nên dừng ở mức kiến thức chuẩn và coi trọng các kỹ năng đọc hiểu, viết và trình bày, diễn đạt và tư duy, vận dụng.

Khéo léo động viên, khích tướng để các em bắt đầu cách dùng từ, viết câu, viết đoạn và mạnh dạn bày tỏ hiểu biết tự luận (môn xã hội); bắt tay giải bài từ áp dụng công thức đến suy luận đơn giản; cách vận dụng công thức, biến đổi hay các trình tự lập luận; sử dụng các mẹo thuật tính toán, dựng hình (môn tự nhiên) sẽ giúp các trò tìm lại hứng thú học tập đã lãng quên từ khi chọn khối ở lớp 10.

Các môn theo khối chuyên đề, các em cần bình tĩnh vận dụng kỹ năng để làm bài, giải từng bài chắc chắn; trình bày dễ hiểu và thuyết phục; lập luận chặt chẽ.

Ôn tập cho nhóm học trò này cũng vận phương pháp hỏi đáp nhằm tháo gỡ những hoài nghi kiểu như vẽ hình, ghi chú thế nào; dẫn chứng trước hay phân tích trước; tìm nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ như thế nào?…

Ôn thi theo nhóm đối tượng học sinh phụ thuộc vào nỗ lực của thầy và trò. Mỗi thầy cô chọn cách hợp với thực tế năng lực và nhận thức cũng như nhu cầu của thí sinh.

Dạy ôn tập theo nhóm đối tượng theo nhu cầu thật của học sinh khắc phục những lỗi của dạy và học lệch về chương trình, về khối thi; lệch về trang bị áp đặt kiến thức và kỹ năng vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn đời sống.

Kỳ thi THPT quốc gia 2015 chính thức dịch chuyển mục tiêu giáo dục Việt Nam theo đúng hướng: dạy cách sống, cách làm người. Đề thi 8 môn minh họa của Bộ GDĐT theo hướng đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, loại dần lối dạy và học đọc chép và thuộc lòng, phát huy năng lực tư duy cá nhân.

Phân hóa chia nhóm học sinh ôn tập cho kỳ thi THPT 2015 có thể giúp thí sinh tự tin hoàn thành bài thi theo năng lực của mình.