PSG vs Man City: Cuộc chiến giữa tiền bạc
Dù cục diện của trận đấu giữa PSG và Man City có ra sao đi nữa, ta cũng biết chắc chắn có một đội bóng đi lên nhờ tiền của tỷ phú sẽ vào đến bán kết Champions League. Đấy là một sự kiện quan trọng.
- Cập nhật lich thi dau bong da euro 2016 nhanh nhất trong ngày
Đây là một cuộc thư hùng sặc mùi tiền, tiền của dầu hỏa, tiền của những tập đoàn tỷ phú lớn trên thế giới. Họ đã rót rất nhiều tiền với mong muốn CLB của mình bước lên chiếu trên của bóng đá châu Âu. Nhưng dù đã vô địch quốc gia vài lần, họ vẫn chưa thể lọt vào hàng ngũ của những đội bóng mạnh nhất châu lục.
Năm nay, điều ấy sẽ thay đổi, vì sẽ có một bên được toại nguyện khi góp mặt ở vòng đấu dành cho bốn đội mạnh nhất. Nơi ấy vẫn được xem là lãnh địa của những đội bóng giàu truyền thống. Từ năm 2010 đến nay, Real Madrid, Barcelona và Bayern Munich luôn thống trị ở đó.
Việc Man City hoặc PSG sẽ chính thức dấn thêm một bước nữa tại giải đấu danh giá nhất cấp độ CLB buộc người ta phải đặt ra một câu hỏi nữa về tiền? HLV huyền thoại Bill Shankly từng nói: “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”. Câu nói này sau đó được Johan Cruyff và Sir Alex Ferguson nói lại, và người ta vẫn đang tranh luận xem ai mới thật sự “giữ bản quyền”.
- Tổng hợp ket qua bong da euro 2016 đầy đủ và nhanh nhất
Nhưng nếu Shankly và Cruyff còn sống, có lẽ cả hai cũng sẽ phải thừa nhận: “Đẳng cấp đôi khi cũng chỉ là… tạm thời”. Bởi vì người ta có thể “mua” đẳng cấp với tiền, rất nhiều tiền. Mua cầu thủ giỏi chưa đủ thì mua luôn HLV giỏi. Mua HLV giỏi chưa đủ thì tậu luôn cả những người sếp giỏi, như trường hợp Man City đã trải thảm với Ferran Soriano và Txiki Begiristain, những người có công lớn tạo nên đế chế Barcelona của ngày hôm nay.
Thành công của PSG và Man City, hay trước đó là Chelsea, cho thấy đồng tiền có tiếng nói lớn như thế nào trong bóng đá hiện tại. Đấy là điều mà những người làm bóng đá ưu tú kiểu cũ, đề cao giá trị của truyền thống, như Cruyff, Shankly hay Sir Alex Ferguson không thích. Sir Alex từng thể hiện sự khinh miệt ra mặt với Man City thuở ông còn làm việc. Và dù sau đó có thừa nhận sự lớn mạnh của đối thủ, sự khinh khi ấy chưa hề mất.
Man City đã không còn là “tay mơ” ở Champions League
Người Anh và người Pháp luôn coi trọng giá trị quý tộc, giá trị mà không một thứ tiền bạc nào có thể mua được. “Giàu mà không sang” là cách những quý tộc nói về những anh chàng giàu xổi, những kẻ trọc phú. Nhưng bây giờ, bóng đá Anh ngập trong tiền. Ai cũng đua nhau mua ngôi sao, ai cũng đua nhau tậu HLV giỏi, những giá trị cũ hoàn toàn bị xô lệch.
Hai hôm trước, bộ phim “Vòng eo 56” chính thức trình làng. Phim kể lại cuộc đời của Ngọc Trinh, do chính cô thủ vai, từ lúc cô còn là một cô bé chân lấm tay bùn, nuôi ước mơ có tiền đỡ đần cho bố mẹ cho đến khi đã trở thành một người phụ nữ thành đạt. Cô không giấu giếm việc mình là “bồ nhí” của một đại gia. Xem phim đó, những người thích cô lại thương gấp bội, những người không thích chuyển sang thông cảm.
- Cập nhật kết quả livesocre các trận ngoại hạng Anh mùa giải 2015 -2016
Như vậy, giá trị đạo đức một lần nữa trở thành chủ đề tranh cãi. Thương hay không thương, thông cảm hay không thông cảm. Tại sao cũng cặp với người có gia đình, nhưng có người thì bị chỉ trích tơi bời, có người thì được thông cảm. Giới hạn của việc này là gì? Lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Việt, có một bộ phim do chính nhân vật chính bỏ tiền đầu tư được làm với mục tiêu “muốn mọi người hiểu hơn” về mình.
Ngọc Trinh như Man City và PSG, và cuộc đổi đời nhờ tiền của đại gia, đã đặt ra một vấn đề tranh luận lớn. Đó là có những thứ ngỡ như là chuẩn mực rốt cục rồi cũng phải nhường chỗ cho những điều mới mẻ. Và trong xã hội ngày càng bị tiền chi phối này, có khi đấy chả phải là vấn đề của riêng Ngọc Trinh hay PSG, Man City.
"Các thông tin thể thao được chúng tôi gửi tới bạn đọc để nhằm mục đích tham khảo? Chúc các bạn có một ngày mới vui vẻ"