Cây phải chặt hạ do không đảm bảo tiêu chuẩn
Lê Duẩn, Quang Trung, Ngô Thì Nhậm…là những tuyến phố nằm trong danh mục có cây phải chặt hạ do không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và không đúng chủng loại.
Cập nhập tin tuc trong ngay, trong những ngày giữa tháng 3, các đơn vị được giao nhiệm vụ chặt tỉa, đốn hạ cây xanh không đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn… theo khảo sát, đánh giá của Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành phần việc của mình.
Những cây bị chặt chặt hạ, gồm có cây muồng, xà cừ, dâu da, phượng, chẹo, bông gòn, si… lên đến con số 451 cây, thuộc 12 tuyến phố của 04 quận nội thành.
Nhiều tuyến phố nằm trong danh sách có cây bị chặt hạ, lực lượng làm nhiệm vụ đã “khai tử” xong những cây… thiếu may mắn.
Số cây trồng mới thay thế gồm các loại cây chẹo, bằng lăng, long não, giáng hương, sấu, lát hoa, vàng anh…
Các đơn vị thực hiện bao gồm 08 đơn vị xã hội hóa: Cty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội; Công viên Thống Nhất; Cơ điện công trình; Đầu tư và Phát triển nông nghiệp; Dịch vụ Nhà ở và khu đô thị; Cty Cổ phần Môi trường cây xanh đô thị VPT; Cty CP Bình Minh Thăng Long; Cty CP cây cảnh Nam Điền.
12 tuyến phố trực thuộc 4 quận nội thành có 451 cây xanh bị chặt hạ, và sẽ trồng mới thay thế 519 cây mới.
Theo khảo sát của tin tuc trong ngay http://tintuc.vn/tin-tuc-trong-ngay ngày 18/3, trên một số tuyến đường như Lê Duẩn, Quang Trung, Ngô Thì Nhậm…, những cây nằm trong danh sách đã bị chặt hạ.
Phần lớn thân, cành của những cây bị chặt bỏ đã được chuyển đi nơi khác. Hiện trường còn lại là phần gốc chưa được bứng hết, hoặc đã được lấp đất tạm bợ, có khoanh đánh dấu.
Cây muỗng ở đầu phố Lê Duẩn (sát với Công viên Thống Nhất) bị chặt hạ khiến nhiều người đi đường tò mò.
Tuyến phố Lò Đúc hiện tại chưa có dấu hiệu của việc đốn hạ những cây nằm trong danh mục chặt hạ. Con phố này nổi tiếng với hàng cây sao đen lên đến hàng trăm cây, được đánh số, có đường kính một người ôm, cao vài chục mét và thẳng tắp.
Với các tiêu chí cây cong, vênh, bị sâu, nghiêng hay do… không đúng chủng loại thì sẽ bị chặt hạ, nhiều người dân thắc mắc về việc, nhiều cây khỏe mạnh, gốc vững, không hề có biểu hiện sâu bệnh nhưng vẫn có tên trong danh sách. Cây trồng thay thế có nhiều cây vẫn cùng chủng loại, giống loài của cây bị chặt bỏ.
Cùng với việc phân công nhiệm vụ thi hành cho các đơn vị tham gia, Sở Xây dựng Hà Nội cũng chỉ đạo Ban Duy tu tôn tạo (trực thuộc Sở Xây dựng) có trách nhiệm giám sát, phối hợp với các đơn vị tham gia đề án cải tạo cây xanh trên địa bàn Thủ đô.