Cách phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ

Có những trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh tự khỏi và nhanh chóng khỏe mạnh, ngược lại, cũng có những bé bị ảnh hưởng nặng nề thậm chí tử vong bệnh này.

Làm sao để phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ?

Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý). Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

vang-da-o-tre-suckhoenhivn-1130
Mẹ cần phát hiện sớm vàng da bệnh lý ở trẻ để điều trị cho con khỏe mạnh

Thế nào là vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh?

Ở trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi. Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn).

Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…). Nồng độ bilirubin/máu không quá 12 mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ non tháng…Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5 mg% trong 24 giờ.

Thế nào là vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh?

Vàng da được coi là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn sau:

– Vàng da đậm xuất hiện sớm.

– Không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.

– Mức độ vàng toàn thân và cả mắt.

– Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật…)

– Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.

Theo trang tin tuc phu nu Khi có các dấu hiệu vàng da bệnh lý như nói trên, cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Các trường hợp vàng da nào nên đưa ngay vào viện

Mẹ cần đưa bé vào viện ngay nếu phát hiện thấy các dấu hiệu sau ở bé yêu:

– Vàng da, bú kém, co giật, nghi do bất đồng nhóm máu.

– Vàng da lộ rõ đến ngực, bụng trên rốn.

– Vàng da phần đầu, nhưng là trẻ sinh non.

– Vàng da phần đầu, ngực nhưng có dấu hiệu quấy khóc, nôn trớ, bú ít hoặc bỏ bú, ngủ li bì (dấu hiệu vàng da do nhiễm khuẩn).

– Vàng da, vàng mắt, phân có màu xanh, vàng của mật ở những ngày đầu sau sinh, nước tiểu màu vàng (dấu hiệu vàng da do viêm tắc mật bẩm sinh).

– Bỏ bú, lên cơn co giật, li bì, hôn mê (dấu hiệu bilirubin đã xâm nhập lên não).

Để phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh, mẹ cần thường xuyên khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh hoặc bất thường. Ngoài ra, sau khi sinh bé, mẹ cần kiểm tra màu da bé thường xuyên để kịp thời xử lý nếu bé mắc bệnh. Chỉ cần được phát hiện kịp thời, bệnh vàng da sẽ không để lại hậu quả đáng tiếc nào cho bé.